0971.72.6656

Có nên đi một khóa học marketing ngắn hạn ở Đà Nẵng

co-nen-hoc-marketing

Mục Lục

1. PHÍA SAU MỘT CHIẾN DỊCH MARKETING THÀNH CÔNG

‘Mài đũng quần’ 4 năm ở trường đại học rồi xem TVC quá trời, bạn tự tin “Marketing à, mình biết chứ” nhưng sinh viên liệu có biết marketing thực sự là làm gì? Để tạo nên một TVC được nhớ tới và những sản phẩm truyền thông phủ sóng trên nền tảng digital, bạn có biết quá trình ‘gian khổ’ đứng đằng sau?

Đơn cử như chiến dịch ‘Monday is funday’ của Lipton, thành công đâu đến với họ trong một đêm. Hãy cùng phân tích các bước để tạo nên một chiến dịch được đón nhận:

  • Marketing objective: Mục tiêu của chiến dịch là giới thiệu lipton trà đen đóng chai tiện lợi tới môi trường công sở luôn bận rộn.
  • Insight: Thứ hai vốn luôn là ‘nỗi buồn quốc dân’ của dân công sở khi mà bạn vẫn muốn ‘điên cuồng níu kéo’ những ngày cuối tuần vui vẻ. Nhiều khi muốn vui mà vui không nổi.
  • Key message: Biến thứ hai buồn tẻ thành ngày hào hứng vui vẻ với Lipton trà đen vị chanh.
  • Kênh truyền thông:
    • Ra mắt MV Monday is Funday với đại sứ thương hiệu là chàng ca sĩ S.T 365 đang rất hot nhờ cuộc thi ‘Hòa âm ánh sáng’
    • Sử dụng mạng lưới KOLs để cover MV với những gương mặt nổi bật Củ Tỏi, Tiến Công, Trang Hý, Duy Khiêm, Ngô Kiến Huy,… tạo trend mới cho giới trẻ.
    • PR rầm rộ trên các báo điện tử điển hình là Yan.vn,…

Đây là những bước chính để lập lên một kế hoạch truyền thông tích hợp (IMC plan) mà học viên của lớp Marketing sẽ được học và thực hành. Cũng chính là những công việc mà các bạn sẽ phụ trách khi đi làm ngoài thực tế.

Nói như vậy không có nghĩa là kiến thức ở giảng đường đại học là thừa, nhưng để sẵn sàng bước vào môi trường làm việc bạn cần hiểu các bước để ra đời 1 chiến dịch trong thực tế. Có thế, bạn mới thấy được vai trò của mình ở đâu và hỗ trợ để các giai đoạn được thực hiện trơn chu trong cả quá trình thực hiện chiến dịch.

hoc-marketing1

Tham khảo thêm:

>> Khóa học Digital Marketing 

2. Đi làm chán quá, nhảy qua làm marketing thử coi

‘Lăn lộn’ được vài năm, đến một ngày bạn thấy không còn hứng thú với công việc mình đang làm, mọi thứ rơi vào bế tắc. Lại nghe nói marketing là sáng tạo lắm, lương lại cao, bạn định bụng nhảy qua làm thử chơi. Khoan! Hãy suy nghĩ cho thấu đáo. Muốn chuyển ngành, cần hiểu và cảm nhận về ngành xem có thể yêu thương và chung sống dài lâu với nó hay không. Đừng nghe thiên hạ đồn nghề ‘hot’ lắm thì lao đầu vào như con thiêu thân. Nếu chọn vì nghề ‘hot’ thì không sớm thì muộn bạn cũng sẽ dứt áo ra đi khi nghề ‘nguội’.

Để không phải ‘dành cả tuổi thanh xuân’ đi nộp CV trong một ngành mà bản thân bạn cũng chưa biết ‘sao trăng’ gì, bạn cần:

  • Hình dung bức tranh toàn cảnh ngành marketing, có bao nhiêu vị trí và bạn sẽ có tiềm năng làm vị trí nào. Ngành marketing không phải chỉ có duy nhất vị trí marketing executive. Công việc marketing được chia thành nhiều chuyên môn và nghiệp vụ rất nhỏ – làm client hay agency; làm brand, trade, creative, account hay media,… Có được cái nhìn tổng quan, bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn và hướng đi trong ngành. Sẽ không còn ‘bi kịch’ làm creative ngót một năm mới biết “À thì ra trên đời còn có trade marketing – công việc mà mình vẫn mơ ước từ lâu”.
  • Có mục tiêu rồi thì ngắm bắn thôi. Đợi đã! Bạn đã có cung tên chưa? Xác định được mình muốn làm vị trí nào không có nghĩa là bạn sẽ được làm vị trí đó. Bạn cần có kiến thức nền tảng ‘dằn túi’ trước khi gia nhập ngành. Một framework bài bản cùng tư duy marketing chuẩn mực sẽ giúp bạn phát triển vững chắc trong nghề.

Nhằm hạn chế tối đa những điều ‘tưởng vậy mà không phải vậy’ cho những bạn ‘nhảy nghề’, module ‘Thấu hiểu ngành marketing’ và toàn bộ kiến thức từ khóa Marketing online Đà Nẵng sẽ giúp bạn trang bị kiến thức trong thời gian ngắn nhất.

3. Marketing executive – thoát khỏi vòng luẩn quẩn để tiến thân

Đi làm có ai tránh khỏi những lúc ‘không tâm phục khẩu phục’ với quyết định của sếp? Rồi những khi vẫn mãi ‘dậm chân tại chỗ’, không biết làm sao để được đề bạt lên vị trí cao hơn?

Muốn làm sếp, ngoài hoàn thành được những việc sếp giao, phải hiểu được những gì sếp làm và học cách làm công việc đó.

Nghề nào cũng vậy, không phải tự nhiên mà mọi thứ hoàn hảo ngày từ đầu. Làm nghề thấy sai thì chán nhưng tuyệt đối đừng nản. Nản thì sẽ bỏ, chán còn có thể sửa. Marketing cũng không nằm ngoài vòng lặp ‘sai và sửa sai’. Quanh quẩn trong daily task, sếp chỉ đâu đánh đó, đến lúc sai cũng chỉ biết sửa lỗi đó, tới khi gặp vấn đề khác lại sai tiếp. Và bởi quá trình ‘sai và sửa sai’ này thường tốn rất nhiều thời gian và không phải công ty nào cũng cho phép bạn lặp lại quá trình này quá vài lần nên chữ ‘nản’ đến nhanh hơn bạn tưởng.

Đừng lo lắng, những vấn đề khiến bạn đau đầu đều có thể giải quyết dễ dàng hơn với tư duy marketing toàn diện. Lỗi sai sẽ không tránh khỏi trong quá trình làm việc nhưng có framework vững chắc về marketing, bạn sẽ tìm được hướng sửa đúng và không bao giờ lặp lại lỗi đó. Hiểu được lý do đằng sau những quyết định của sếp, bạn sẽ không còn bực bội với những lần ‘xuống tay tưởng như vô lý’, làm việc ăn ý với sếp hơn và cơ hội cho một vị trí cao hơn cũng sẽ mở rộng với bạn.

Marketing không mới nhưng chưa bao giờ cũ. Nếu bạn xét thấy bản thân mình bị thu hút bởi cơ hội, sự năng động nhưng những thử thách mà marketing mang lại, hãy mau chóng hành động, tìm một công việc về marketing và trải nghiệm nó bằng tất cả nỗ lực của mình.

Quý học viện đăng ký ngay hôm nay để nhận được khuyến mãi hấp dẫn.
Nhanh tay liên hệ HOTLINE 0971.72.6656, bạn sẽ được đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi tư vấn tận tình về chương trình đào tạo và các ưu đãi hoàn toàn miễn phí.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *